GÓC VĂN HỌC

Từ lúc thiếu thời, tôi từng say mê hai câu đối có một không hai của Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường :

  1. Ngô Thì Nhậm sinh năm 1746 trong một gia đình có truyền thống văn học, khoa bảng. Vốn là người thông minh, trí tuệ, văn võ song toàn. Năm 30 ông đậu Tiến Sĩ cùng một khoa với Phan Huy Ích cũng là em rễ của ông. Cha ông là Ngô Thì Sỹ cũng là bậc Nho gia. Cả hai cha con đều làm quan đồng triều dưới thơi Lê- Trịnh.
  2. Đặng Trần Thường sinh năm 1759, người trấn Sơn Nam, đỗ Sinh Đồ về cuối đời Lê, mặc dù không chuyên cần đèn sách là mấy song vốn có tư chất thông minh nên cũng có tài văn chương thi phú và sự đối đáp tại sân Văn Miếu thời ấy giữa Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm đã vang danh khắp cõi.

 

Trở lai sự việc, khi vua Quang Trung đại thắng quân Thanh, lập lại kỷ cương cùng với Chiếu chiêu hiền của Nguyễn Huệ, Ngô Thì Nhậm viết thư mời các nhân sĩ Bắc Hà ra hợp tác. Đặng Trần Thường không nghe. Ngô Thì Nhậm nói: “Người quân tử quý ở chỗ biết thông biến mới có thể làm nên nghiệp lớn, chứ kẻ thất phu chỉ biết tự tin mình, rồi có ích gì?”. Đặng Trân Thương căm giận và ghi câu nói ấy trong lòng. Năm 1793 chúa Nguyễn sai người ra Thăng Long chiêu dụ hào kiệt, chống lại nhà Tây Sơn. Đặng Trần Thường vượt biển vào Nam theo vê với Nguyễn Ánh. Khi vua Gia Long lên ngôi, Đặng Trần Thường được giao cho coi Tào binh dưới quyền Tổng trấn Bắc thành – Nguyễn văn Thành

Lúc bấy giờ các nhân sĩ Bắc hà đã theo về với Quang Trung bị đem ra kể tội trước Văn Miếu và một sự trùng phùng giũa kẻ đang thắng thế với người thất thế đã diễn ra. Đặng Trần Thường gặp lại Ngô Thì Nhậm, nhớ câu nói ngày xưa, Đặng Trần Thường tỏ ra khinh bạc nhìn Ngô Thì Nhậm rồi đắc chí đọc một câu vế đối, đầy ý mỉa mai.

“Ai công hầu ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai?”

Đây là câu dối khó vì có năm từ “ai” được lập lại, đặc biệt có chữ “trần” ngụ ý chữ Trần trong tên gọi Đặng Trần Thường. Đúng là giọng điệu của kẻ được thời, đắc chí. Ngày xưa ông nói những gì, bây giờ cho ông sáng mắt ra, ai công hầu? ai khanh tướng? Làm sao ông biết được tôi có ngày này?

Thật bất ngờ, không một chút e dè, tức thì Ngô Thì Nhậm đọc luôn vế đối thứ hai:

“Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”.

Thời Chiến Quốc ở Trung hoa chia làm mười nước đánh nhau gây nạn binh đao triền miên khốc liệt cho dân chúng, Thời Xuân Thu cũng vậy, cũng chỉ vì nuôi mộng đồ vương mà chia cắt nước ra thanh nhiều nước nhỏ để tranh dành quyết liệt. Người thắng thế được làm vương làm tướng, người thất thế sa cơ phải chịu mất thanh danh, đó là chuyện thường tình trong thiên hạ, “gặp thời thế, thế thời phải thế”, chẳng có chi làm bận lòng ta. Đúng là khẩu khí của bậc trượng phu. Một vế đối hoàn chỉnh đến độ không thể nào hoàn chỉnh hơn. Cũng đáp lại bằng năm từ “thế” và lấy chữ “Thời” trong câu ví như chữ “thời” trong tên gọi Ngô Thì Nhậm để đáp lại (người ta thường gọi Ngô Thời Nhiệm để tránh kỵ húy).

Thế mới biết, Ngô Thì Nhậm dù đã lâm vao đường cùng vẫn không làm mất đi khí tiết của minh, quả xứng đáng là người anh hung văn võ song toàn.

Căm giận vì không làm nhục được Ngô Thì Nhậm, Đặng Trần Thường đã cho người tẩm thuốc độc vào ngọn roi đánh Ngô Thì Nhậm nên ông đã qua đời. Trước khi sắp lìa đời, biết mình khó lòng qua khỏi, Ngô Thì Nhậm đã gởi cho Đặng Trần Thường một bức thư vỏn vẹn có mấy câu, đại ý bai thơ:

Thương thay cho Đặng Trần Thường/ khác nào chim yến đang làm tổ trong cái nhà sắp cháy/rồi sẽ giống như Hàn Tín ngày xưa từng giúp Hán Cao Tổ rốt cuộc rồi cũng bị Hán Cao Tổ giết ở cung Vị Ương/kết cuộc của ông rồi cũng như vậy thôi.

Vê sau Đặng Trần Thường cũng bị vua Gia Long giết bằng cách Xử giảo (thắt cổ)

Ngô Thì Nhâm mất đi để lại một gia sản gồm hơn 600 bài thơ, phú có gia trị góp thêm vào kho tàng văn học Việt Nam.

Vĩnh Xuyên theo tạp chí Văn học